Nhằm giúp cho việc cầm vợt trợ nên thoải mái, vừa tay hơn và hạn chế tình trạng trơn trượt, bóc cốt vợt cầu lông là phương pháp được nhiều lông thủ lựa chọn. Tuy nhiên, có nên bóc cốt vợt cầu lông không? Thực hiện như thế nào để không làm ảnh hưởng đến trải nghiệm chơi cầu? Mời lông thủ tham khảo những thông tin hữu ích được Votcaulong.com chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Bóc cốt vợt cầu lông là gì?
Cốt vợt cầu lông là phần quấn cán màu đen thường được nhà sản xuất quấn sẵn khi mua vợt. Cốt vợt này giữ vai trò tạo cảm giác chắc chắn, thoải mái hơn cho người chơi khi cầm vợt. Tuy nhiên, nhằm khắc phục một số vấn đề thường gặp phải trong quá trình chơi cầu như tay ra mồ hôi, cầm vợt không vừa tay, quấn cán bị lỏng lẻo,…nhiều người đã lựa chọn bóc cốt vợt cầu lông và thay thế bằng quấn cán mới với nhiều chức năng hơn.
Như vậy, bóc cốt vợt cầu lông là việc loại bỏ quấn cán ban đầu và thay thế bằng quấn cán mới nhằm mang tới những trải nghiệm tốt hơn cho người chơi cầu.

Giải đáp: Có nên bóc cốt vợt cầu lông không?
Hiện nay, khi quấn cán vợt cầu lông nhiều người chơi thường lựa chọn quấn đè lên lớp cốt vợt ban đầu nhằm gia tăng sự chắc chắn. Thế nhưng đây lại là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Việc cán vợt có 2 lớp quấn cán sẽ làm cho phần cán cầm bị to lên, việc quấn cán thiếu chắc chắn và thiếu độ chính xác hơn.
Đặc biệt, điều này còn gây khó khăn trong việc xoay chuyển trong mọi tình huống cầu, những pha đập cầu dọc biên hoặc những pha đập cầu ngoài tầm với cũng khó thực hiện hơn.
Chính vì vậy, khi thực hiện thay quấn cán bạn nên tiến hành bóc cốt vợt cầu lông. Điều này tạo cảm giác cầm vợt vừa tay, thoải mái hơn, cầu cũng đi cắm hơn. Đây cũng là phương pháp được nhiều lông thủ từ phong trào đến chuyên nghiệp lựa chọn.
Hướng dẫn bóc cốt vợt cầu lông đúng cách
Để bóc cốt vợt cầu lông bạn cần thực hiện lần lượt các bước như sau:
- Bắt đầu bóc từ trên xuống phần cuối cán. Bóc từng lớp quấn cán ngược theo chiều quấn của cốt vợt, thực hiện thật chậm rãi và khéo léo đảm bảo hạn chế tối đa tình trạng keo dính lại trên cán vợt.
- Sau khi đã loại bỏ hoàn toàn cốt cán ra khỏi cán, thực hiện vệ sinh cán vợt đặc biệt là khu vực lỗ đinh trên cán vợt khỏi bụi bẩn, keo thừa còn bám sót lại. Cán càng được làm sạch càng làm tăng khả năng bám dính khi quấn cán mới, đồng thời giúp việc quấn cán trở nên chính xác, độ bền cao hơn.
- Với những phần keo quấn cán quá chắc, khó bóc ra bạn có thể dùng nhiệt của máy sấy tóc làm mềm keo dán. Hơi nóng sẽ giúp bạn dễ dàng loại bỏ lớp cốt cán hơn, đồng thời hạn chế keo dính lại trên cán.
Cách quấn cán vợt cầu lông sau khi bóc cốt
Quấn cán vợt cầu lông có công dụng ngăn ngừa tiết mồ hôi, tăng độ ma sát, tạo cảm giác chắc chắn khi chơi cầu lông. Quấn cán vợt cầu lông sẽ được thực hiện sau khi bóc cốt vợt cầu lông và vệ sinh cán vợt sạch sẽ. Quy trình thực hiện như sau:
- Bóc dây quấn cán ra khỏi bao bì và tháo dây quấn ra để chuẩn bị quấn. Lúc này bạn sẽ có thêm 1 miếng băng keo màu đen nhỏ, miếng băng keo này cần được giữ lại để dính
- Thực hiện quấn cán từ đáy cán lên trên. Lưu ý phần đầu to sẽ quấn vào cuối cán, bạn nên chừa 1 đoạn nhỏ để có thể ôm được vào đáy cán. Sau đó, quấn dây một vòng dọc theo các cạnh dưới cùng của tay cầm
- Tiếp tục quấn theo chiều hướng lên trên đầu vợt, kéo với độ mạnh vừa phải sao cho dây quấn ôm khít, không để hở cán vợt và căn chỉnh để dây vừa đủ quấn hết tay cầm vợt.
- Sau khi quấn xong bạn cần sử dụng miếng băng dính đen để cố định dây quấn và điều chỉnh sao cho chắc chắn nhất
- Kiểm tra lại một lần nữa nhằm đảm bảo quấn cán chắc chắn, không bị lộ cán gỗ, cầm cán vừa tay, không cợn gây khó chịu.

Lưu ý khi quấn cán vợt cầu lông
Để việc bóc cốt vợt cầu lông và quấn cán vợt cầu lông hiệu quả nhất bạn cần nắm được những lưu ý dưới đây:
- Luôn làm sạch cán vợt trước khi quấn cán mới, việc làm sạch được làm càng tỉ mỉ hiệu quả quấn cán càng cao
- Quấn cán trên thị trường hiện nay rất đa dạng về chất lượng, giá thành, độ dày,…Vì vậy bạn cần cân nhắc lựa chọn sao cho phù hợp. Nên ưu tiên những loại quấn cán có khả năng làm giảm tiết mồ hôi đến từ các thương hiệu nổi tiếng như Yonex, Victor,…
- Không nên thực hiện quấn cán từ đầu vợt trở xuống vì sẽ làm tăng nguy cơ bung dây quán, độ chắc chắn không cao
- Khi quấn nên căn chỉnh nhằm đảm bảo quấn cán đủ để quấn toàn bộ cán

Như vậy bóc cốt vợt cầu lông là bước không nên bỏ qua trước khi thực hiện thay quấn cán vợt. Đồng thời, khi thực hiện thay quấn cán vợt bạn cần đảm bảo tuân thủ theo đúng kỹ nhằm gia tăng hiệu quả trải nghiệm khi chơi cầu.
Bài viết xem thêm: