Trong những ngày đầu sơ khai của bộ môn cầu trắng, vợt cầu lông gỗ là sự lựa chọn duy nhất của các vận động viên thời bấy giờ. Ngày nay, mặc dù không còn được nhắc đến nhiều song những cây vợt này vẫn là món đồ mang đậm giá trị truyền thống và nhận được sự quan tâm của những người yêu thích cầu lông. Bài viết dưới đây Votcaulong.com sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về dòng sản phẩm này.
Khám phá lịch sử ra đời của vợt cầu lông gỗ
Thế kỷ 19, bộ môn cầu lông bắt đầu xuất hiện tại Anh sau đó được lan rộng sang nhiều quốc gia khác quanh khu vực, đây cũng là thời điểm đánh dấu sự ra đời của các cây vợt cầu lông gỗ. Thuở bình minh, những cây vợt cầu lông bằng gỗ thường được thiết kế khá đơn giản bao gồm một thành gỗ dài và một lưỡi gỗ nhỏ để căng cước.
Cho đến những năm 1880, cầu lông trở thành một môn thể thao được nhiều người lựa chọn trong tập luyện và thi đấu. Lúc này, vợt cầu lông gỗ cũng được sản xuất hàng loạt cùng những cải tiến về mặt thiết kế nhằm mang lại sự trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Sau chiến tranh Thế giới thứ II, những cây vợt này dần được thay thế bằng chất liệu kim loại, nhựa với độ bền và sức mạnh lớn hơn.

Đặc điểm thiết kế vợt cầu lông gỗ
Vợt cầu lông gỗ được ví như những viên gạch đầu tiên giúp bộ môn cầu lông phát triển như hiện tại. Bởi lẽ, thiết kế của vợt cầu lông ngày này được xây dựng trên nền tảng của những cây vợt cầu lông gỗ. Theo đó, những cây vợt này mang đặc điểm như sau:
Kích thước
Nhìn chung, vợt cầu lông gỗ ngày xưa được thiết kế hướng đến sự cân bằng trong tấn công và phòng thủ. Vợt với các phần chính là lưỡi vợt, thân vợt và cán vợt. Trong đó, lưỡi vợt có chiều dài khoảng 68-73cm và rộng khoảng 20-23cm.
Bên cạnh đó, chiều dài thân vợt và chu vi cán vợt sẽ được thiết kế với kích thước khác nhau nhằm phù hợp với lối chơi, độ rộng của lòng bàn tay ở mỗi người. Nhờ đó, người chơi có thêm nhiều lựa chọn hơn.
Chất liệu gỗ
Vợt cầu lông gỗ được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau như gỗ bách, gỗ tuyết tùng, gỗ thông, gỗ sồi,…Mỗi loại sẽ mang đến những đặc tính riêng về khả năng chống nước, độ dẻo dai, màu sắc. Chính vì vậy, chất liệu gỗ làm vợt cầu lông sẽ quyết định tới độ bền, sự linh hoạt cũng như tính thẩm mỹ của cả cây vợt.
Trong đó, gỗ bách là chất liệu được đánh giá cao về độ bền, ít chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài môi trường. Gỗ tuyết tùng ít bị cong vênh, gỗ mềm cùng đường vân gỗ sang trọng.
Ngày này, gỗ vẫn được ứng dụng để làm phần cán cho các cây vợt cầu lông kim loại bởi gỗ có sự chắc chắn nhất định và đem lại cảm giác đầm tay cho người chơi. Vậy cán vợt cầu lông làm bằng gỗ gì? Cán vợt cầu lông được làm từ các loại gỗ tự nhiên như gỗ tuyết tùng, gỗ thông, gỗ sồi,…Tùy vào thông số kỹ thuật của từng cây vợt mà cán vợt sẽ có kích thước chu vi khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều khách hàng.
Ưu và nhược điểm của vợt cầu lông gỗ
Được sử dụng một thời gian dài trong thi đấu và tập luyện, vợt cầu lông gỗ được đánh giá về ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm
Gỗ tự nhiên thường mang đến cảm giác chắc chắn, cứng cáp nhật định, trọng lực tương đối đầm tay. Nhờ vậy, cho phép người chơi thực hiện những cú đập cầu đầy uy lực, nhanh chóng, phong độ ổn định cùng tính chính xác cao.
Ngoài ra, vợt cầu lông bằng gỗ có giá thành hợp lý, dễ dàng tiếp cận tới nhiều đối tượng người chơi khác nhau.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, vợt cầu lông vẫn còn một số hạn chế gây bất lợi cho người chơi. Trong đó, phải kể đến trọng lượng của vợt tương đối nặng, thường xuyên gây cảm giác mỏi khi chơi lâu. Vì vậy, vợt sẽ không phù hợp với những người chơi có lực cổ tay yếu.
Đặc biệt, thân và khung vợt hơi cứng sẽ hạn chế người chơi khi triển khai lối chơi trong nhiều tình huống cầu khó. Bên cạnh đó, so với những cây vợt bằng kim loại, vợt gỗ dễ bị gãy hơn trong những tình huống đập cầu quá mạnh.

Vợt cầu lông gỗ trong cầu lông hiện đại
Ngày nay, vợt cầu lông gỗ đã gần như biến mất hoàn toàn trong làng cầu trắng, cũng không có nhiều đơn vị tiếp tục bán vợt cầu lông gỗ thay vào đó là những cây vợt làm từ hợp kim, kim loại. Với sự đa dạng về kiểu dáng, công năng, chất liệu và giá thành, vợt cầu lông bằng hợp kim, kim loại được sử dụng phổ biến từ trẻ nhỏ đến người lớn, từ người chơi phong trào đến chuyên nghiệp.
Thế nhưng, vợt cầu lông gỗ vẫn được giới bộ phận lông thủ săn đón nhằm trải nghiệm cảm giác chơi cầu buổi sơ khai hoặc cho mục đích trưng bày. Bởi lẽ, những cây vợt này mang vẻ đẹp cổ điển và ý nghĩa truyền thống không thể tìm thấy ở những dòng sản phẩm khác.
Hướng dẫn bảo quản vợt cầu lông gỗ
Vợt cầu lông gỗ được làm từ chất liệu đặc biệt, vì vậy việc bảo quản cũng cần có những lưu ý riêng nhằm tránh tình trạng hỏng hóc. Dưới đây là những hướng dẫn giúp nâng cao tuổi thọ của sản phẩm này mà bạn có thể tham khảo:
- Tránh những tác động mạnh lên vợt
- Bảo quản vợt tại nơi khô ráo, tránh tiếp xúc với nước hoặc môi trường ẩm ướt
- Khi không sử dụng nên bảo quản vợt trong túi nhằm tránh tình trạng trầy xước, bụi bẩn
- Kiểm tra vợt định kỳ nhằm tránh tình trạng mọt, hỏng hóc

Như vậy, mặc dù không còn xuất hiện nhiều trong các trận cầu từ trong nhà đến ngoài trời, song vợt cầu lông gỗ vẫn chưa bao giờ mất đi ý nghĩa của mình và luôn là biểu tượng vĩ đại trong lòng những người đam mê bộ môn cầu trắng.
Bài viết liên quan: